TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

Trong quá trình lựa chọn sàn gỗ công nghiệp, sẽ có nhiều người có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết loại ván sàn gỗ nào tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về ván sàn gỗ công nghiệp để có thể hiểu và tìm mua được loại ván sàn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Khi tự chọn mua gỗ ván sàn, trước hết bạn có thể dựa vào những cảm quan ban đầu như cầm nắm, quan sát,… Đây là bước đầu để biết được loại gỗ lót sàn đó có chất lượng như thế nào. Trên mỗi mặt hàng gỗ sẽ có một vài kí hiệu cơ bản theo tiêu chuẩn của nước ngoài, giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về các thông số kỹ thuật của sàn gỗ, lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng của mình. Các chỉ số này dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ván sàn gỗ công nghiệp Châu Âu.

  1. Abrasion Class(Viết tắt là AC): là chỉ số chống mài mòn bề mặt, chỉ số này phản ánh khả năng chống trầy xước, độ cứng của bề mặt ván sàn. Chỉ số này càng cao thì ván sàn càng có khả năng chống mài mòn cao. Các loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay thường có chỉ số AC3, AC4, AC5, AC6, thông dụng nhất là loại AC4 – có thể sử dụng được ở khu vực nhà ở dân dụng & khu vực công cộng.

Đi đôi với chỉ số này là Utility Class (Cấp độ sử dụng) 21, 22, 23 đối với nhà ở dân dụng và Utility Class 31, 32, 33 đối với khu vực công cộng.

Chỉ số AC này do hiệp hội ván sàn Châu Âu đưa ra, tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn BS EN 13329. Do đó, khi xem những thông số này cần phải xem xét nó tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế này không hay do nội bộ hay địa phương tự công nhận.

 

AC1:

: Gỗ có độ chống xước cực thấp, trên thị trường hiện nay loại sản phẩm này không còn được sử dụng.

AC2:

: Gỗ có độ chống xước mức thấp. Loại này thích hợp cho trang trí tường và trần nhà.

AC3/KL.23

Gỗ có độ chống xước mức trung bình. Loại này thích hợp cho mục đích thương mại hoặc sử dụng cho nhà ở có mật độ sử dụng vừa phải.

AC3/KL.31

Gỗ có độ chống xước ổn định, thích hợp cho sử dụng sinh hoạt thông thường.

AC4

 

Được ứng dụng trong các phòng ở nhà, khu phòng làm việc có mật độ trung bình và khu văn phòng, các khu công cộng có mật độ đi lại nhiều.

AC5

Độ chống xước cao, thích hợp dùng tại kiểu phòng khách, nhà hàng, cho văn phòng, các công trình trong nhà dân dụng, khu vực sảnh có mật độ đi lại cực cao.

Hiện nay trên thị trường loại Ván sàn gỗ có chỉ số AC4, AC5 và giá thành cạnh tranh nhất có thể kể đến một số loại như My Floor AC5 ( Đức ), Thaixin ( Thái Lan ), Ronbina ( Malaysia )…

  1. Chỉ số hàm lượng phát thải độc hại (E): tuân thủ theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 120.

E1 là đạt chuẩn, không gây độc hại trong quá trình sử dụng. E0 là hoàn toàn không có chất độc hại. Trong quá trình sản xuất lõi HDF của ván sàn công nghiệp người ta phải sử dụng keo để tạo sự kết dính, trong thành phần của loại keo này có chứa Formaldehyde. Đây là một loại andehit có công thức hóa học là H2CO có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Do vậy, người ta đặt ra những chỉ số để hạn chế tối đa hàm lượng chất này trong gỗ công nghiệp, buộc các nhà sản xuất tuân thủ đảm bảo các sản phẩm của mình phải đạt đúng tiêu chuẩn E1, là mức chấp nhận được, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay, các nhà sản xuất đang phấn đấu để dần dần chuẩn hóa sang chỉ số E0 đối với gỗ lót sàn công nghiệp.

 

  1. Chỉ số chống cháy (B) tuân thủ tiêu chuẩn Châu Âu BS EN13501. Chỉ số an toàn cho sàn gỗ công nghiệp là B1. Với chỉ số này khi lửa tàn thuốc lá rơi trên bề mặt sẽ không để lại dấu vết gì, dù mang thanh gỗ đốt cũng không thể bốc cháy thành ngọn lửa. Vì vậy nếu nhà bạn có thay thế sàn gỗ cũ cũng không thể sử dụng nó làm củi đốt được. Các loại ván sàn càng cao cấp sẽ có khả năng chống cháy cao hơn.

 

  1. Chỉ số chống va đập (IC), đây là chỉ số phản ánh khả năng chịu đựng vật rơi xuống ván sàn. Trong quá trình sử dụng thật khó mà tránh được những lúc chúng ta đánh rơi đồ vật xuống sàn, nếu ván sàn có cấp độ chịu lực rơi tốt sẽ tránh được các vết lõm hoặc tỳ vết. Và chỉ có 2 chỉ tiêu là IC1 đến IC2 nhưng sàn gỗ thông thường có tiêu chuẩn là IC2. Hiện nay các loại sàn gỗ công nghiệp cung cấp ra thị trường đều đạt tiêu chí này nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm trong điều kiện sử dụng thông thường. Ví dụ về một thí nghiệm cấp độ IC2, người ta thả rơi một thỏi sắt hình trụ đường kính khoảng 11mm nặng 780 gam, rơi từ độ cao 1.2m mà vẫn không làm tổn hại đến mặt sàn. Các loại ván gỗ công nghiệp cao cấp trên thị trường hiện nay thường đạt cấp độ chuẩn IC2, vì vậy mà thường thì chỉ số này ít khi được in lên bao bì của sản phẩm.

Ngoài các thông số mà chúng ta có thể quan sát được trên bao bì thì ván sàn gỗ công nghiệp còn có các đặc tính khác như khả năng chống mối mọt, chống bám bẩn, chống ẩm, chống bay màu,… Các đặc tính này cao hay thấp là tùy thuộc vào loại ván sàn gỗ đó là dòng cao cấp hay là loại thường.

 

 

 

One thought on “TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

  1. Pingback: Wilson Group - CÔNG TY CỔ PHẦN WILSON VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *