Gỗ công nghiệp MFC là gì? Có bao nhiêu loại MFC?

Gỗ MFC (Melamine Face Chipboard) là một bước tiến mới của khoa học ứng dụng nhằm tìm ra vật liệu thay thế cho gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.

MFC có rất nhiều ưu điểm nên thường được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại nhủ tủ gỗ, ván sàn gỗ công nghiệp.

Gỗ MFC là gì?

MFC là loại Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, được làm từ những nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.

Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước. Trên bề mặt tấm gỗ công nghiệp MFC thường ở dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

MFC là loại Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, được làm từ những nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng. 

Các loại gỗ MFC phổ biến hiện nay

Gỗ MFC loại thường:

Gỗ MFC loại thường có bảng màu rất phong phú. Loại gỗ này có khoảng 80 màu, nổi bật như: đen, trắng, xám nhạt, xám, chì… hoặc các màu vân gỗ như: Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Nhìn bề mặt của loại gỗ này thì giống như gỗ thật.

Kích thước và độ dày gỗ MFC như sau:

  • Size nhỏ: 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm.
  • Size trung bình: 1.530 x 2.440 x (18/25/30) mm.
  • Size lớn: 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30) mm.

Gỗ MFC chống ẩm:

Gỗ MFC chống ẩm (hay còn gọi là MFC lõi xanh) khác với gỗ MFC loại thường là khả năng chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm. Ngoài ra, các đặc điểm còn lại đều giống nhau. Đặc biệt là màu sắc vẫn đa dạng như gỗ MFC loại thường. Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, bạn có thể để ý MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³.

MFC chống ẩm là do khả năng chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm.

Gỗ MFC chống ẩm được sản xuất nhằm phục vụ việc chế tạo nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn như: làm tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh… Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng được dùng trong chế tạo nội thất nói chung, đặc biệt là chế tạo tủ hồ sơ nhằm bảo vệ tốt tài liệu bên trong. Vật liệu này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều ở Việt Nam, nhất là tại miền Bắc.

Ưu nhược điểm của dòng gỗ công nghiệp MFC

Ưu điểm

  • Bề mặt gỗ khá bền, chống trầy, chống cháy
  • Có giá thành rẻ hơn so với MDF, Veneer khoảng 60%
  • Màu sắc đồng nhất
  • Thời gian thi công khá nhanh, thích hợp cho các dự án gấp (không phải sơn phủ hoàn thiện).
  • Lõi gỗ dăm đặc nên khi đóng đinh, ốc tạo độ bám rất chắc. Được so sánh bền hơn gỗ MDF.
  • Màu sắc của Melamine rất đa dạng, thoải mái cho khách hàng lựa chọn tông màu.
  • Gỗ công nghiệp MFC thân thiện với môi trường. Do chúng được sản xuất từ gỗ rừng trồng, có thể tái sản xuất, không hại đến những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu trái đất.
Gỗ MFC rất thân thiện với môi trường

Nhược điểm

  • Cạnh được hoàn thiện bằng chỉ PVC nên độ liền mạch không cao.
  • Các chỉ PVC thường có bề rộng khoảng 28mm nên độ dày của mặt bàn không cao.
  • Bề mặt gỗ không tự nhiên (trừ một số màu mới giống Veneer)

Nhờ những điểm đặc biệt kể trên cùng với giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú mà gỗ công nghiệp MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cho mình được sản phẩm từ MFC như tủ hồ sơ, bàn làm việc hay ván lát sàn công nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *