Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ờ Miền Bắc, thời tiết vào mùa hè thì nóng ẩm, vào mùa đông thì hanh khô, trong khi thời tiết Miền Nam thì ẩm thấp do có đến 6 tháng mưa trong năm. Do vậy cách lựa chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu là cả một vấn đề nan giải khiến người tiêu dùng không khỏi đau đầu. Bởi lựa chọn phù hợp sàn gỗ là bước đầu để đảm bảo độ bền, đẹp cho sản phẩm lâu dài.
Dưới đây là một số tiêu chí người dùng có thể tham khảo để lựa chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam:
1 – Khả năng chống ẩm, chịu nước của sàn gỗ công nghiệp
Tiêu chí đầu tiên cần chú ý chính là khả năng chống ẩm, chịu nước của sàn gỗ công nghiệp
Với những ai chưa biết thì sàn gỗ công nghiệp được cấu thành bởi 4 lớp bao gồm:
Lớp phủ: Lớp này có tác dụng chống trầy xước, chống bào mòn và giữ màu vân gỗ
Lớp trang trí: Lớp này là lớp tạo nên màu và vân gỗ
Lớp cốt gỗ: Lớp này được tạo từ gỗ HDF, có tác dụng giúp cho ván gỗ công nghiệp được bền, chịu lực, chống ẩm và chống mối mọt.
Lớp đế: Lớp này có tác dụng chống thấm nước cho ván sàn gỗ, được làm từ vật liệu tổng hợp polyme.
Trong 4 lớp trên thì lớp 3 và 4 có tác dụng khá quan trọng trong việc định hình tính chất chống ẩm và chịu nước của ván sàn gỗ công nghiệp.
Trong những loại sàn gỗ công nghiệp đang được bán trên thị trường Việt Nam thì đã có một số thương hiệu sàn được người tiêu dùng đánh giá cao về độ chống ẩm và chịu nước như sàn gỗ Morser, sàn gỗ Wilson, sàn gỗ Thaixin,…
2 – Khả năng co giãn và đàn hồi tốt, chống cong vênh
Tiêu chí thứ 2 để lựa chọn sàn gỗ, chính là khả năng co giãn, đàn hồi tốt, hay còn gọi là khả năng chống cong vênh của ván sàn gỗ.
Ví như đối với thời tiết miền Bắc, 1 năm có 4 mùa, nóng lạnh đan xen, nếu bạn chọn một loại ván sàn gỗ không có khả năng co giãn, đàn hồi tốt thì rất dễ xảy ra tình trạng cong vênh, phồng rộp ở sàn gỗ.
– Đối với sàn gỗ tự nhiên, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn về độ ẩm tiêu chuẩn sau khi sấy của gỗ, loại gỗ, tuổi đời của gỗ, … để phân biệt được loại sàn gỗ tự nhiên ấy có khả năng co giãn, đàn hồi và chống cong vênh tốt hay không.
– Còn đối với sàn gỗ công nghiệp: Chúng ta dựa vào các tiêu chuẩn trong công nghệ ép lớp cốt lõi. Thông thường, đối với những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp có bề dày kinh nghiệm sản xuất cũng như trang thiết bị hiện đại của Việt Nam, Thái Lan, hay các nước châu Âu (Đức, Ba Lan, Bỉ, …) sẽ có các chỉ số về độ co giãn, đàn hồi, chống cong vênh tốt hơn những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp từ Trung Quốc.
3 – Khả năng chống chầy xước
Độ ẩm môi trường tác động đến sàn gỗ công nghiệp từ cả phía dưới và phía trên, tức tác động lên lớp bề mặt và lớp đế là nhiều nhất. Vì vâỵ, ngoài quan tâm đến khả năng chống ẩm ở lớp đế, chúng ta cũng cần quan tâm tới khả năng chống chầy xước ở lớp bề mặt nữa.
Để đánh giá khả năng chống chầy xước, chúng ta dựa vào tiêu chuẩn chống mài mòn – AC Rating.
Tiêu chuẩn chống mài mòn là tiêu chuẩn nhằm đo lường khả năng chịu lực, chịu mài mòn cũng như khả năng chống trầy xước của sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn này được các nhà khoa học sử dụng chỉ số Abrasion Class viết tắt là AC để đo lường. Tiêu chuẩn AC được phân thành 5 mức từ AC1 tới AC5. Chỉ số AC càng cao đồng nghĩa với việc khả năng chống mài mòn, khả năng chịu lực cũng như chống trầy xước càng cao, nghĩa là sàn gỗ công nghiệp càng tốt. Tiêu chuẩn AC cao đi kèm với giá cao.
Tất nhiên, trong vô số các loại sàn gỗ công nghiệp hiện đã và đang có trên thị trường, việc lựa chọn một loại gỗ công nghiệp phù hợp với các tiêu chí của bản thân quả thật không phải là dễ. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm phần nào kinh nghiệm để chọn cho mình loại sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu tại Việt Nam.