Với những ai am hiểu và quan tâm tới gỗ công nghiệp thì 2 cái tên MFC và MDF không còn quá xa lạ. Những loại gỗ công nghiệp này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng mình.
Để so sánh chất lượng và nên dùng loại nào tốt thì cần tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của MDF và MFC.
Đôi nét tổng quan về gỗ MFC và MDF
MFC và MDF là 2 loại gỗ công nghiệp có thể tái sản xuất và đặc biệt được các nước phát triển khuyến khích sử dụng để trang trí nhà ở. Chúng được sản xuất trong quy trình liên kết chặt chẽ trên dây chuyền công nghệ cao. Qua đó có thể khắc phục được các thiếu sót mà gỗ thông thường không làm được.
Hiện nay trên thị trường đang có khoảng hơn 60% sản phẩm đồ gỗ nội thất được sản xuất từ 2 vật liệu này, đặc biệt là sàn gỗ công nghiệp. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng và sức hút mạnh mẽ của vật liệu công nghiệp đối với nhu cầu hiện nay.
Gỗ MFC
MFC là tên viết tắt của cụm từ “Melamine Faced Chipboard”. Đây là dạng ván gỗ công nghiệp được phủ Melamine. Loại gỗ này có 3 sản phẩm chính là MFC chống ẩm, MFC chống cháy và MFC thường. Mỗi một loại sẽ thích hợp với từng khu vực khác nhau trong nhà ở.
Đối với MFC, bạn có thể dễ dàng chọn được các mẫu như vân gỗ, giả đá, hoặc trơn. Trong sản xuất, gỗ MFC được sử dụng cốt ván dăm gỗ với bề mặt Melamine được ép chặt trên dây chuyền công nghệ cao. Qua đó nó có khả năng chống trầy xước, chống ẩm và chịu lực hiệu quả.
Vì thế, không quá khó hiểu khi loại vật liệu này luôn được ưu tiên ứng dụng trong những không gian như nhà hàng, văn phòng, khách sạn… với các sản phẩm nội thất như: sàn gỗ, tủ kệ, cửa gỗ, trần gỗ,…
Gỗ MDF
MDF là tên viết tắt của cụm từ “Medium Density Fiberboard”. Đây là dạng gỗ công nghiệp ván sợi trung bình rất được ưa chuộng trên thế giới. Cũng giống như gỗ MFC, gỗ MDF có 3 loại chính đó là MDF chống ẩm, MDF chống cháy và MDF thông thường.
Khác với gỗ MFC, bề mặt gỗ MDF thường phẳng, nhẵn, thích hợp với mọi công trình nội thất hiện nhà ở hiện nay. Gỗ được phủ các tấm vật liệu trên bề mặt như Melamine, Laminate, sơn màu hoặc lớp Veneer. Chúng sở hữu gần 100 màu sắc khác nhau với sự biến hóa vô cùng linh hoạt. Qua đó mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cùng khả năng bền bỉ theo thời gian.
Sàn gỗ MDF và MFC: nên dùng loại nào thì tốt?
Cả hai loại gỗ công nghiệp MDF và MFC đều có độ bền tốt. Do được sản xuất từ quy trình kỹ thuật cao, độ xử lý nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng nên gỗ thành phẩm có độ cứng tương đối, khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định. Chất liệu gỗ cứng nên khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
Gỗ MDF và MFC có khả năng chống mối mọt tốt, không bị cong vênh, có độ chịu va đập tương đối. Bề mặt phủ sơn bóng nên chống trầy xước, giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm khi dùng lâu dài.
Nội thất được làm bằng chất liệu gỗ MDF và MFC có khả năng chống bám bụi tốt, bền màu cùng thời gian và dễ vệ sinh, lau chùi khi bám bẩn chỉ bằng chiếc khăn ẩm. Hai loại gỗ này có nhiều ưu điểm nên là những vật liệu hàng đầu dùng để chế tạo nội thất văn phòng. Đặc biệt là những sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao như bàn làm việc và tủ hồ sơ.
Sàn gỗ MDF và MFC: nên dùng loại nào thì tốt thì nếu công trình của bạn không đòi hỏi quá nhiều về sự bền vững thì bạn có thể tùy ý lựa chọn gỗ MDF và MFC.
Tuy nhiên, đối với nhà ở thì gỗ MDF thường thích hợp hơn và được ưa chuộng nhiều hơn bởi cốt gỗ có tỷ trọng cao được ép chặt, qua đó mang đến khả năng chống thấm tốt hơn. Ngược lại, gỗ MFC thường được ứng dụng trong các không gian như văn phòng, trường học, nhà hàng và làm vật liệu chính trong sản xuất đồ nội thất gia đình.